Name card thường được giới tri thức, doanh nhân trao đổi với nhau ở mỗi dịp gặp mặt, hội nghị hợp tác,… Vậy name card là gì? Công dụng ra sao? Kích thước name card tiêu chuẩn bao nhiêu là phù hợp? Hãy cùng Wwin.vn trả lời các câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Name card là gì?
Name card còn gọi là Card visit (danh thiếp) là một loại thẻ in tất cả thông tin của cá nhân hoặc doanh nghiệp để gửi cho khách hàng, đối tác.
Một số công dụng của name card visit là:
- Xác định cá nhân và vị trí công việc: Name card giúp người xem biết được bạn là ai và vị trí công việc vị trí công việc là gì. Điều này rất hữu ích trong các cuộc họp kinh doanh, hội nghị hay gặp gỡ khách hàng.
- Xây dựng danh tiếng cá nhân: name carde không chỉ giúp bạn xây dựng danh tiếng cá nhân mà còn hỗ trợ mở rộng mạng lưới quan hệ trong lĩnh vực bạn đang làm. Bằng hình thức trao đổi name card với người khác, bạn đã có thêm nhiều cơ hội hợp tác hơn trong tương lai.
- Thuận tiện trong việc liên hệ: tất cả thông tin cần thiết đều đã được thể hiện rõ trên kích thước name card nên người xem có thể dễ dàng liên hệ với bạn khi cần.
- Tạo sự chuyên nghiệp: Một chiếc name card có thiết kế đẹp và chất lượng cao tạo ấn tượng cho người xem về bạn cũng như thương hiệu của mình.
Khi công nghệ ngày càng phát triển, name card điện tử cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Name card điện tử (danh thiếp điện tử hoặc e-business card) là phiên bản số của danh thiếp truyền thống, chỉ cần chạm namecard lên điện thoại thông minh có hỗ trợ NFC thì tất cả thông tin liên hệ như số điện thoại, liên kết mạng xã hội, và thậm chí là số tài khoản ngân hàng sẽ được truyền đến điện thoại người nhận.
Namecard công nghệ NFC là một giải pháp tiện lợi và hiện đại cho việc chia sẻ thông tin liên lạc. Chỉ cần chạm namecard lên điện thoại thông minh có hỗ trợ NFC, mọi thông tin liên hệ của bạn như số điện thoại, liên kết mạng xã hội, và thậm chí là số tài khoản ngân hàng sẽ được truyền đến điện thoại người nhận một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Bên cạnh đó, name card điện tử còn có thể kết hợp với trang cá nhân điện tử, tập hợp tất cả thông tin bạn muốn chia sẻ. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian lại vừa tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng, đối tác thông qua một cú chạm hoặc quét mã QR duy nhất. Giải pháp này mang lại sự tiện lợi tối đa và thể hiện sự chuyên nghiệp, hiện đại trong cách bạn kết nối và mở rộng mạng lưới liên kết.
Những thông tin cần có trên name card?
Thông thường, một chiếc name card sẽ bao gồm:
- Logo, tagline: là 2 yếu tố bắt buộc phải có trên name card vì nó tăng cường nhận diện thương hiệu cũng như gia tăng mức độ uy tín của bản thân. Đây là phương tiện giúp bạn thể hiện tính chuyên nghiệp, nghiêm túc trong cách làm việc.
- Tên, chức danh: để người nhận biết bạn là ai thì name card phải có tên (hoặc nickname) ở ngay vị trí đầu tiên. Kèm theo tên thường là chức danh nghề nghiệp để người khác biết bạn đang làm gì, ở trong lĩnh vực nào,…
- Thông tin liên hệ: số điện thoại, email,địa chỉ,… để khách hàng, đối tác có thể liên hệ trực tiếp với bạn. Đối với freelancer thì có thể bỏ trống mục địa chỉ.
- Kênh truyền thông: Thời đại 4.0 hiện nay, hầu hết doanh nghiệp, cá nhân đều có website, kênh truyền thông xã hội của riêng mình nên bạn cần để những thông tin này lên kích thước name card. Điều này sẽ giúp khách hàng biết thêm về bạn, tương tác và tin tưởng hơn vào sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
Để thuận tiện cho việc cung cấp và cập nhật thông tin, name card thường có mã QR để người nhận quét mã và xem trực tiếp trên điện thoại.
Các yếu tố cần đảm bảo trên name card
Name card như “cầu nối” giữa doanh nghiệp và khách hàng nên bạn cần phải lưu ý một số điều sau để kết nối tốt hơn:
Nội dung
Chỉ nên chọn lọc những nội dung cần thiết và thể hiện rõ giá trị của thương hiệu để làm nổi bật mình trước vô vàn những đối thủ khác trên thị trường.
Bên cạnh đó, chỉ dùng 1 – 2 font chữ trên kích thước name card để đảm bảo tính cân bằng và dễ nhìn.
Thiết kế
Hiện nay, xu hướng thiết kế ngày càng phát triển đa dạng nhưng bạn cần đảm bảo một số yếu tố cơ bản như:
- Thông tin cách mép ít nhất 5mm
- Hình ảnh tối thiểu 300dpi
- Cỡ chữ phù hợp
- Dùng màu CMYK để đảm bảo màu sắc chính xác nhất.
Màu sắc
Lựa chọn màu phù hợp với thương hiệu cũng như thông điệp mà bạn muốn truyền tải:
- Đỏ – đam mê, nhiệt huyết
- Cam – năng động, tươi vui,
- Xanh – mới mẻ
Kích thước name card chuẩn
Kích thước name card gồm:
- Kích thước 3.5×2 inch hoặc theo tiêu chuẩn name card size ISO với kích thước khổ giấy A8 74 x 52mm ứng dụng tại Mỹ và quốc gia khác
- Kích thước 90 x 55 mm hoặc 88 x 53 mm để có thể trình bày đầy đủ thông tin, thuận tay cầm và dễ xếp gọn vào ví, ở Việt Nam hay dùng.
Kích thước name card chuẩn trong photoshop là
DPI | 96 DPI | 150 DPI | 300 DPI | 600 DPI |
Kích thước | 340×200 | 530×320 | 1060×630 | 2120×1270 |
Kích thước bù xén | 345×210 | 540×330 | 1075×660 | 2150×1320 |
Độ phân giải DPI là 300DPI. DPI càng lớn thì các chi tiết càng rõ nét.
Kích thước chuẩn name card trong AI là 90×55 mm (dạng ngang) và 55×90 mm (dạng đứng).
Lưu ý: bạn nên tăng chiều rộng thêm 1,5mm để bù xén, tránh bị cắt khi in ấn.
Kích thước name card trong Corel Draw tương tự với kích thước name card trong AI.
Chất liệu giấy
Vì name card thể hiện tính chuyên nghiệp, bài bản nên bạn cần lựa chọn loại giấy chất lượng cao, màu sắc ấn tượng,… để người nhận cảm thấy hứng thú và tìm hiểu thêm về thương hiệu.
Một số chất liệu giấy mà bạn nên sử dụng là:
- Giấy mỹ thuật (giấy crafts): có màu vintage theo phong cách cổ điển, truyền thống,…
- Giấy Bristol: dày, xốp, bề mặt bóng, mịn và bám mực tốt.
- Giấy Couches: giấy mịn và láng, cho ra hình ảnh, màu sắc rõ ràng, chính xác.
- Giấy Crystal: một mặt láng bóng, một mặt nhám, cầm thấy chắc chắn.
In ấn
Dù đã làm tốt các khâu trên nhưng khi in ấn ra chất lượng thấp thì thật là vô nghĩa, vì vậy bạn cần lựa chọn nhà in chất lượng tốt để đảm bảo name card của bạn thật bắt mắt, thu hút.
Mẫu name card đẹp, hấp dẫn
Tham khảo một số mẫu name card visit đẹp dưới đây để lựa chọn phong cách thiết kế, phù hợp với thương hiệu của mình:
Xem thêm:
Top 10+ giấy mỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Top 10+ các loại giấy in ấn được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Có bao nhiêu loại khổ giấy in ấn? Loại nào được sử dụng phổ biến nhất?