Định lượng giấy gsm là gì? Công thức tính và Bảng tra GSM

Định lượng giấy gsm có thể quyết định toàn bộ chất lượng sản phẩm in ấn của bạn, từ độ dày, độ cứng cho đến khả năng hiển thị màu sắc. Vậy gsm là gì? Nó thể hiện chỉ số gì? Hãy cùng Wwin.vn khám phá những điều thú vị đằng sau chỉ số gsm và cách chọn loại giấy phù hợp với mục đích sử dụng của bạn.

Định lượng giấy gsm là gì?

Định lượng giấy (GSM là viết tắt của Grams per Square Meter) là đơn vị đo khối lượng giấy (gram) tương ứng với một đơn vị diện tích chuẩn (1 mét vuông). Định lượng GSM được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp giấy để sản xuất và phân loại các loại giấy khác nhau.

Công thức tính định lượng giấy gsm

Định lượng giấy gsm
Định lượng giấy gsm

Định lượng giấy (GSM) được tính bằng cách lấy khối lượng của giấy (gram) chia cho diện tích (1 mét vuông). Công thức cụ thể là:

GSM= Khối lượng giấy (g)/Diện tích (m2)

Mỗi loại giấy sẽ có định lượng khác nhau tương ứng với độ dày mỏng khác nhau.

VD: giấy Couche 150 gsm có nghĩa là một tờ giấy có diện tích 1 mét vuông nặng 150 gram.

Các loại giấy khác như giấy Ford, giấy Kraft, giấy Carton, giấy Duplex,… cũng được tính định lượng theo cách tương tự.

Mục đích của việc phân loại theo GSM là để thuận tiện cho việc mua bán và sử dụng. Trong một số trường hợp, định lượng giấy cần được tính toán chuẩn xác để phục vụ cho các mục đích sáng tạo và sản xuất.

Bảng tra định lượng giấy

Định lượng giấy
Định lượng giấy

Định lượng giấy (gsm) giúp người sử dụng hiểu rõ về độ dày, trọng lượng và chất lượng của từng loại giấy:

GSM càng cao, thì giấy càng nặng, cứng cáp, ít bị nhăn và thích hợp cho các sản phẩm in ấn yêu cầu khả năng chịu lực lớn.

GSM càng thấp thì giấy càng mỏng và nhẹ, thích hợp cho các sản phẩm in ấn thông thường như giấy note, giấy in báo,…

Định lượng giấy chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ dày của giấy. Các loại giấy khác nhau có thể cùng một định lượng nhưng chưa chắc có cùng một độ dày do sự khác biệt về thành phần và quy trình sản xuất.

Sự khác biệt giữa độ dày và định lượng giấy gsm

Độ dày giấy:

  • Độ dày của tờ giấy được đo bằng thước cặp có đơn vị inch hoặc milimet.
  • Độ dày phụ thuộc vào kết cấu, sợi và mật độ của giấy.

Định lượng giấy (gsm):

  • GSM là khối lượng của giấy tính theo gram trên mỗi mét vuông (gsm).
  • Định lượng xác định độ nặng của giấy trên một đơn vị diện tích chuẩn. Ví dụ, giấy Couche 150 gsm có nghĩa là mỗi mét vuông giấy nặng 150 gram.
  • Định lượng giấy không có sự tương quan với độ dày. VD: Giấy có định lượng 100 gsm thường có độ dày khoảng 0.147 mm.

Tham khảo định lượng GSM của các loại giấy phổ biến

GSM của các loại giấy phổ biến
GSM của các loại giấy phổ biến

Thông số gsm của các loại giấy thường được nhiều người sử dụng là:

Giấy Ford: định lượng từ 70 – 100 gsm. Bề mặt nhám, bám mực tốt, không lem nhòe, được sử dụng rộng rãi trong in ấn và photo tài liệu văn phòng như in sách, tập, bao thư, hóa đơn,…

Giấy Couche: định lượng từ 90 – 300 gsm. Bề mặt láng mịn, bóng loáng, có tính thẩm mỹ cao và sang trọng nên thường dùng cho ấn phẩm báo chí, poster, catalogue.

Giấy Bristol: định lượng phổ biến từ 200 – 350 gsm. Bề mặt mịn, không phản quang như Couche nhưng bám mực tốt, phù hợp để in danh thiếp, thiệp cưới,…

Giấy Ivory: định lượng từ 210 – 350 gsm. Có hai bề mặt khác nhau, một mặt láng mịn và một mặt sần sùi, thường dùng làm bao bì hoặc vỏ hộp thực phẩm.

Giấy Couche Matt: định lượng từ 90 – 300 gsm. Nhìn giống giấy couche nhưng không phản xạ ánh sáng, thường dùng in tạp chí.

Giấy Duplex: định lượng trên 300 gsm. Có một mặt trắng láng và một mặt sẫm, độ cứng cao nên thường dùng làm hộp sản phẩm lớn.

Giấy Crystal: định lượng từ 180 – 300 gsm. Một mặt bóng và một mặt nhám, là sự kết hợp giữa giấy Couchegiấy Bristol.

Giấy Kraft: định lượng từ 50 – 175 gsm. Có độ dẻo dai và bền cơ học cao, thường dùng cho bao bì và túi giấy đựng sản phẩm.

Ứng dụng của định lượng gsm trong ngành in ấn

Ứng dụng của gsm
Ứng dụng của gsm

Mỗi loại định lượng giấy khác nhau sẽ có những ứng dụng cụ thể không giống nhau, cụ thể:

Từ 35 – 85 gsm: dùng để in báo giấy hàng ngày, giấy tập loại thường và giấy in loại mỏng.

Từ 90 – 100 gsm: dùng làm các ấn phẩm văn phòng như catalogue, giấy tiêu đề,…

Từ 120 – 150 gsm: phù hợp để in poster quảng cáo, tờ rơi (flyer) hoặc tờ gấp (brochure). Có thể phủ thêm lớp màng bên ngoài để tăng độ bền và chống thấm.

Từ 210 – 300 gsm: dùng làm bìa sách, vỏ hộp hoặc tờ rơi dày.

Từ 350 – 400 gsm: dùng làm card visit, thiệp mời, tờ gấp sang trọng hoặc menu.

Tùy vào mục đích sử dụng mà ta nên lựa chọn loại giấy phù hợp để tạo ra những sản phẩm in chất lượng. Đây cũng chính là mục đích phân loại giấy theo định lượng gsm để dễ quản lý và sử dụng.

Lời kết

Định lượng giấy gsm là một chỉ số hữu ích giúp bạn lựa chọn loại giấy phù hợp với nhu cầu in ấn, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí lại vừa nâng cao chất lượng sản phẩm. Bằng cách cân nhắc các yếu tố như mục đích sử dụng, ngân sách và yêu cầu về độ bền, bạn sẽ dễ dàng tìm được loại giấy đáp ứng tốt nhu cầu của mình.