Với ưu điểm vượt trội về chất lượng, tốc độ và tính ứng dụng đa dạng, in UV đang dần thay thế các phương pháp in truyền thống. Vậy in UV là gì? Tại sao kỹ thuật in này lại được ưa chuộng? Hãy cùng Wwin.vn khám phá kỹ thuật in UV và tìm hiểu lý do tại sao nó đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án in ấn hiện đại.
Nội dung
In UV là gì?
In UV là công nghệ in hiện đại, sử dụng mực in đông cứng tức thì dưới tác động của tia cực tím (UV). Quá trình in UV bao gồm việc phun mực in lên bề mặt vật liệu và sau đó dùng đèn UV để sấy khô ngay lập tức. Hiện nay, in UV đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực in ấn quảng cáo, bao bì sản phẩm, trang trí nội thất và nhiều ứng dụng khác.
Ưu và nhược điểm của kỹ thuật in UV
Ưu điểm của kỹ thuật in UV
In UV sở hữu những ưu điểm nổi bật như:
- In trên mọi chất liệu: in trên nhiều loại chất liệu như giấy, vải, gỗ, kính, nhựa,…
- Sắc nét, màu sắc rực rỡ, độ bền cao: mực UV cho hình ảnh sắc nét và sống động, chống nước, chống xước, chống phai màu, có độ bền cao và không bị lem.
- Tiết kiệm chi phí: mực UV có thể in trực tiếp lên bề mặt, hạn chế hao phí mực.
- Tốc độ in nhanh chóng: mực UV khô ngay trong quá trình in, rút ngắn thời gian in và quy trình sản xuất.
- Thân thiện với môi trường, an toàn với người dùng: Mực UV được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, thải ra rất ít chất độc VOCs, an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Nhược điểm của kỹ thuật in UV
Khó sửa bản in: mực UV bám chặt vào vật liệu in nên nếu có lỗi trong quá trình in thì rất khó sửa chữa.
Giá thành cao: Máy in và mực UV có giá đầu tư cao hơn so với các thiết bị và mực in thông thường nên chi phí in UV sẽ khá cao.
Phân loại kỹ thuật in UV
Kỹ thuật này bao gồm nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
- In UV cuộn: là hình thức in trên vật liệu mềm có thể cuộn lại như decal, PP, hiflex, backlit film, canvas,… phù hợp với sản phẩm có kích thước lớn.
- In UV phẳng: sử dụng đầu phun mực trực tiếp lên các mặt phẳng như kính, gạch men, mica, nhôm, gỗ,…
- In UV nổi: sử dụng tia UV tạo hiệu ứng nổi 1D, 2D, 3D, 4D, 5D,…, để tạo hình ảnh sống động.
- In UV hai mặt: sử dụng tia UV để in cùng lúc trên hai mặt của vật liệu xuyên sáng như bạt 3M, PVC dẻo, backlit film, decal trong,… thường dùng cho biển hộp đèn, biển xuyên sáng.
- In UV bạt không gân: in UV có độ phân giải cao trên tấm bạt không gân, đảm bảo chất lượng hình ảnh sắc nét, chi tiết.
Ứng dụng thực tế của kỹ thuật in UV
Với nhiều ưu điểm vượt trôi, kỹ thuật này đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau:
- In UV trên mica: trang trí nội – ngoại thất, làm ốp bếp, background quầy lễ tân, bảng hiệu văn phòng, biển quảng cáo, hộp đèn,…
- In UV trên kính: in tranh trên kính, kính ốp bếp, in logo thương hiệu lên vách kính công ty,…
- In UV lên gỗ: làm hộp quà, quà lưu niệm,…
- In UV lên inox: ứng dụng trong biển báo, hướng dẫn phòng chống cháy nổ, biển hiệu công ty,…
- In UV trên nhựa: in ly nhựa, hộp đồ ăn, hộp bút, mũ bảo hiểm, ốp lưng điện thoại,…
- In UV trên kim loại: laptop, điện thoại, USB, bảng chức danh, bảng chỉ dẫn,…
So sánh in UV với các kỹ thuật in khác
Giống nhau
Kỹ thuật in UV và in ấn thông thường đều được sử dụng trong in ấn bao bì, tài liệu, sản phẩm quảng cáo, băng rôn, áp phích. Cả hai đều có khả năng in ấn số lượng lớn, nhanh chóng và có thể được thực hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như giấy, vải, gỗ, kim loại,… cho ra hình ảnh đẹp, sắc nét, bền màu.
Khác nhau
Tiêu chí | In UV | In thông thường |
Nguyên lý hoạt động | Đầu phun mực trực tiếp lên vật liệu, sấy khô bằng tia cực tím. | Sử dụng công nghệ kỹ thuật số, hình ảnh được nhập vào máy, sau đó xử lý số liệu, tự động pha màu và thực hiện in, mực sẽ được sấy khô bằng biện pháp cơ học. |
Loại mực in | Sử dụng mực UV, khô ngay khi tiếp xúc với tia cực tím, không cần vật dụng hỗ trợ và không gây hại môi trường. | Sử dụng mực nước hoặc mực dầu, thời gian khô lâu hơn, dễ nhòe, có thể gây hại môi trường do khí VOCs. |
Chất lượng và vật liệu in | Sản phẩm bền màu, sắc nét, không nhòe, có thể in nhiều lớp màu chồng lên nhau. | Chỉ đảm bảo chất lượng trên giấy và các chất liệu dễ thấm mực, mực lâu khô và dễ lem màu. |
Mặc dù kỹ thuật in UV và in thông thường có nhiều điểm tương đồng về khả năng in trên nhiều loại chất liệu và sản xuất số lượng lớn nhưng khác nhau rõ rệt về nguyên lý hoạt động, loại mực in và chất lượng sản phẩm.
Lưu ý khi dùng công nghệ in UV
Nắm rõ những điều sau sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng thành phẩm sau khi in UV:
- Khoảng cách đầu phun: giữ nguyên khoảng cách giữa đầu phun và bề mặt vật liệu trong khi in, tránh di chuyển đầu mực bằng tay và giữ đầu phun ở vị trí ban đầu.
- Vệ sinh máy in: sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng và khăn mềm để vệ sinh máy in.
- Bảo quản mực in: tránh để mực in tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và không để gián đoạn trong quá trình in như điều chỉnh thông số hoặc mất điện.
- Xử lý bề mặt vật liệu: Đảm bảo bề mặt vật liệu được xử lý kỹ lưỡng trước khi in để mực bám chắc chắn.
- Theo dõi nhiệt độ: Kiểm tra nhiệt độ khay mực và ống mực để mực không bị biến dạng khi nhiệt độ thay đổi.
- Kiểm tra mực khô: Dùng băng keo để kiểm tra mực đã khô. Nếu băng keo không dính mực khi bóc ra thì mực đã khô.
Các câu hỏi thường gặp (FAQ)
In UV có đắt không?
Chi phí in UV thường cao hơn so với in offset hay in kỹ thuật số, tùy thuộc vào chất liệu in, kích thước, số lượng, độ phức tạp của thiết kế,… Mặc dù chi phí cao hơn nhưng chất lượng, độ bền, tính thẩm mỹ của thành phẩm in UV rất đáng giá.
In UV có thể in trên những chất liệu nào?
Công nghệ in UV có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau như giấy, vải, gỗ, kính, nhựa…
In UV có an toàn không?
In UV an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Mực in UV không chứa các dung môi hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) độc hại, giảm thiểu đáng kể tác động đến sức khỏe con người và môi trường.
Lời kết
In UV với những ưu điểm vượt trội đang dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực in ấn. Tuy chi phí có phần cao hơn so với các kỹ thuật in ấn khác nhưng những giá trị mà in UV mang lại về độ bền, thẩm mỹ và khả năng bảo vệ môi trường là không thể phủ nhận.