Ưu điểm kỹ thuật in offset Ứng dụng và Quy trình thực hiện

In offset là một kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực in ấn vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt bậc, tạo ra thành phẩm chất lượng cao với giá thành phải chăng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng WIN tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật này cũng như ứng dụng, quy trình thực hiện nhé!

Tìm hiểu về kỹ thuật in offset

In offset là gì?

In offset là kỹ thuật dùng các hình ảnh dính mực ép lên những tấm offset (bằng cao su) rồi in lên giấy. Cách này hạn chế nước bị dính lên giấy theo mực in khi sử dụng in thạch bản, từ đó đảm bảo thành phẩm có được chất lượng tốt nhất.

Cấu tạo máy in offset

Máy in kỹ thuật offset bao gồm các bộ phận quan trọng:

  • Trục ống mang khuôn (trục ống bản): trục ống được làm từ kim loại, gồm phần tư in bắt mực và không bắt mực.
  • Ống offset: trục ống mang tấm cao su vận chuyển giấy và một số vật liệu khác.
  • Hệ thống cấp ẩm: bao gồm các lô chứa dung dịch làm ẩm.
  • Hệ thống cấp mực: bao gồm các bình chứa mực cho ống bản.
  • Bộ phận nạp giấy: nhận giấy đưa vào máy để in.
  • Bộ phận trung chuyển: truyền giấy qua trục cao su để tiếp nhận các phần tử in.
  • Bộ phận ra giấy: gồm hệ thống khay và thanh để vỗ giấy để tạo thành cây giấy.

Mực in offset là loại mực gì? Là hỗn hợp các hạt pigment và chất liệu liên kết, phụ gia khác nhau để quyết định màu mà mực in ra. Chất dẫn trong mực in offset có độ nhớt 0 – 100 Pa.s để đảm bảo các hạt pigment bám dính chắc chắn với giấy (vật liệu in).

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in offset

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in offset
Ưu nhược điểm của kỹ thuật in offset

Đánh giá ưu nhược điểm của in offset sẽ giúp ta biết được kỹ thuật này có phù hợp với mục đích sử dụng của mình hay không:

Ưu điểm

  • Cho ra thành phẩm chất lượng cao, hình ảnh rõ ràng, sắc nét, bền màu, ít bị nhòe hoặc lệch màu.
  • Sử dụng được trên nhiều loại chất liệu khác nhau, kể cả bề mặt thô nhám, sần sùi.
  • Rút ngắn thời gian chế tác các bản in, tiết kiệm chi phí khi in ấn với số lượng lớn.

Nhược điểm

  • Dù sở hữu những ưu điểm nổi bật như vậy nhưng công nghệ in offset vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
  • Tốn nhiều thời gian chuẩn bị do phải làm khuôn in, vì vậy khi in số lượng ít thì không nên chọn kỹ thuật này.
  • Cần kiểm tra bản thiết kế kỹ lưỡng trước khi in để tránh lãng phí, làm chậm trễ thời gian.

Ứng dụng thực tế của công nghệ in offset

In offset được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại nhiều thành phẩm hấp dẫn, bắt mắt:

  • In túi giấy, in hộp giấy, in decal
  • In đồ dùng văn phòng phẩm như name card, phong bì,…
  • In catalogue, in brochure, in tạp chí,…
  • In bao lì xì, thiệp chúc mừng, lịch treo,…
  • In trên các bề mặt đặc biệt như gỗ, sứ, vải,…

Các trường hợp áp dụng in offset

Công nghệ in này phát huy hiệu quả cao nhất khi được sử dụng trong các trường hợp sau:

In chất lượng cao: kỹ thuật in này tạo ra thành phẩm giống đến 95% bản thiết kế ban đầu với thời gian in nhanh chóng.

In số lượng lớn: máy in offset có kích thước và công suất lớn nên rất phù hợp khi cần in số lượng lớn. Ngoài ra, thời gian và chi phí chuẩn bị in khá cao nên khi in số lượng lớn sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào chi phí.

Quy trình in offset

Quy trình in offset
Quy trình in offset

Các bước thực hiện của kỹ thuật này là:

Bước 1: Thiết kế chế bản

Thiết kế dựa trên những thông tin và nhu cầu thực tế của khách hàng, đảm bảo hài hòa về mặt nội dung, hình ảnh, màu sắc.

Bước 2: Output film

Đối với bản in chứa hình ảnh thì film sẽ được tạo ra bởi 4 lớp màu C (Cyan: xanh dương), M (Magenta: tím), Y (Yellow: vàng) và K (Black: đen). Sự kết hợp giữa các màu này sẽ tạo ra những kết quả khác nhau. Bước này còn được gọi là Output 4 tấm film.

Bước 3: Phơi bản kẽm

Khi đã tạo ra 4 tấm film thì phơi từng tấm film lên bản kẽm. Máy phơi kẽm sẽ chụp lại hình ảnh của từng tấm và tái hiện lên bản kẽm.

Bước 4: In offset

Công đoạn chi tiết như sau:

Chọn một trong 4 bản kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset, tiếp theo chọn loại mực tương ứng ở phần vào mực của máy in (VD: bản in màu C thì cho mực C vào và tiến hành in). Quả lô xoay ngang tờ giấy và đập phần tử in xuống giấy.

Sau khi in xong 1 bản màu thì tháo kẽm, vệ sinh sạch mực cũ và lắp bản kẽm mới vào. Tiến hành in từng màu một cho đến khi hết 4 màu, cuối cùng 4 màu được in chồng lên nhau để tạo ra bản in cuối cùng.

Lưu ý:

Trước khi in hàng loạt thì nên chạy thử bản nháp để hạn chế những sai sót, vấn đề có thể xảy ra.

Quy chuẩn chồng màu:

Loại inQuy chuẩnThứ tự
In 4 màuƯớt – chồng – ướtĐen – Xanh – Đỏ – Vàng
In 2 màuƯớt – chồng – khô, ướt – chồng – ướtXanh – Đỏ – Đen – Vàng
In 1 màuƯớt – chồng – khôXanh – Đỏ – Vàng – Đen

Bước 5: Gia công sau khi in

Thực hiện một số hiệu ứng bề mặt dựa trên yêu cầu của khách hàng như ép kim, ép nhũ, cán mờ (tạo ra bề mặt mềm, mịn), cán bóng,…

Bước 6: Kiểm tra và đánh giá chất lượng

Tiến hành kiểm tra theo từng yêu cầu, tiêu chuẩn của khách hàng. Nếu đạt thì đóng gói và vận chuyển, nếu không thì sửa chữa hoặc làm lại.

Một số thành phẩm in offset

Tham khảo ngày một số sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ in offset ở ngay dưới đây:

Thành phẩm in offset
Thành phẩm in offset

in-offset-5

Trên đây là tất cả thông tin mà bạn cần biết về kỹ thuật in offset: ưu nhược điểm, ứng dụng, quy trình thực hiện,… Hy vọng bạn sẽ tìm được cách in phù hợp với sản phẩm cũng như nhu cầu sử dụng của mình.

Tìm hiểu thêm:

In Flexo là gì? Ưu điểm Quy trình kỹ thuật in flexo và Lưu ý
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]