Top 10+ các loại giấy in ấn được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Hiện nay, các loại giấy in trên thị trường vô cùng đa dạng và phong phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người. Mỗi loại giấy in có đặc điểm, định lượng phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Trong bài viết hôm nay, WIN sẽ tổng hợp thông tin chi tiết của từng loại giấy để bạn có được lựa chọn đúng đắn trong khâu chọn giấy in ấn phẩm.

Top 10+ các loại giấy in ấn được sử dụng nhiều

Tìm hiểu về giấy in

Trước khi tìm hiểu chi tiết về các loại giấy in thì bạn cần hiểu rõ một vài khái niệm cơ bản như:

Định lượng

Định lượng giấy (GSM) là số lượng gram giấy trên mỗi mét vuông, con số này thể hiện độ dày và cứng của giấy, định lượng càng cao thì giấy càng nặng và dày.

VD: giấy C100 có nghĩa là 1m2 giấy sẽ có khối lượng là 100gram.

Định lượng các loại giấy in

Kích thước

Ngoài định lượng thì kích thước giấy cũng có vai trò quan trọng trong việc in ấn ấn phẩm. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO thì giấy in sẽ bao gồm A0, A1, A2, A3, A4, B3, C3,… Kích thước thường sẽ viết theo chiều ngắn trước.

  • Các khổ giấy A, B, C đều là hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2.
  • Diện tích khổ A0 là 1m2 với kích thước là 841mmx1189mm. Trong cùng dãy thì khổ sau có diện tích bằng 50% khổ trước. VD: A2 = 50% A1.
  • Diện tích khổ dãy B được tính bằng cách lấy trung bình nhân của các khổ kế nhau của dãy A.
  • Diện tích khổ dãy C được tính bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng.

10+ loại giấy in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

các loại giấy in ấn phổ biến

Trên thị trường hiện nay tồn tại hơn 100 loại giấy khác nhau nhưng khi in ấn, các loại giấy in dưới đây thường được mọi người ưu tiên lựa chọn hơn các loại giấy khác:

Loại giấyĐặc điểmỨng dụngĐịnh lượng
Giấy có tráng phủCoucheCó màu trắng, được phủ một lớp cao lanh hoặc vật liệu tương tự để tạo bề mặt phẳng, bóng, mịn và bám mực
tốt.
Là loại giấy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng của mọi người
In tờ rơi, catalogue, brochure80, 100, 120, 150, 200, 250, 300
Couche MattGiống giấy Couche như bề mặt mịn và mờ nên in sẽ lâu khô hơn
Màu in đẹp nhưng dễ bị bẩn, khó gia công
Giá thành đắt nên ít được sử dụng
In sách, tạp chí,… vì bề mặt mờ và không bị chói mắt80, 100, 120, 150, 200, 250, 300 gsm
BristolChất liệu dày dặn mang đến sự chắc chắn và bền màu theo thời gian
Bề mặt láng mịn giúp ấn phẩm rõ nét, chân thật.
In catalogue, tài liệu, phong bì, tờ rơi, card visit, thiệp cưới,…
Hộp đựng, bao bì đóng gói
Bản vẽ kỹ thuật, minh họa
67 – 400 gsm
IvoryMàu ngà vàng, bao gồm 1 mặt nhám và 1 mặt bóng
Là loại giấy đanh cứng và hơi xốp
In thiệp cưới, danh thiếp, menu,…250 – 300 gsm
DuplexGồm 1 mặt trắng bóng và 1 mặt đen, đôi khi cả 2 mặt đều trắng.
Các loại giấy in Duplex dễ ăn keo, dễ dán, có thể ghép 2 mặt đen lại để tăng độ cứng
Dùng để in thì không đẹp
In hộp bánh, hộp đựng mỹ phẩm, dược phẩm
In bìa hồ sơ, thùng carton
180 – 500 gsm
Giấy không tráng phủFordMàu trắng, bắt mực in tốt nên màu in đậm và xỉn hơn giấy C
Bề mặt nhám, không chói, phù hợp cho việc đọc, viết
Khi in nền bệt sẽ bị mốc do hút mực không đều
Vở, giấy note, bao thư
Đối với giấy ốp vàng hoặc màu kem thì có thể làm túi giấy, sổ tay, nhật ký,…
80, 100, 120, 140, 200, 250 gsm
KraftMàu vàng nâu ngả vàng hoặc màu trắng
Dai, độ bền kéo, xé lớn, bắt mực tốt và chống nước nhẹ
Phân hủy nhanh, thân thiện với môi trường
Túi giấy, túi xách đựng đồ nhẹ
Name carde, bao thư,…
50 – 175 gsm
CarbonlessGồm 2 liên, liên 1 màu trắng, liên 2 màu xanh, hồng hoặc vàng
Trên bề mặt giấy bôi thuốc, bạn chỉ cần viết ở liên 1 là đã có thể lưu trữ thông tin ở các liên sau
Mặt đầu liên 1 và mặt cuối liên 2 không bôi thuốc
Có thể bao gồm 2, 3, 4 liên tùy nhu cầu khách hàng
Hóa đơn, biên lai ATM
Các loại giấy khácCrystalBao gồm 2 mặt bóng, 1 mặt được phủ lớp keo còn mặt còn lại hơi nhám
Độ phẳng cao nên in mực không bị nhoè, đảm bảo hình ảnh trên ấn phẩm rõ nét
Dễ lật trang
Danh thiếp, tờ rơi, tạp chí, poster230 – 350 gsm
ConquerorLà loại giấy cao cấp thể hiện đẳng cấp của thương hiệu, thể hiện sự thanh lịch và sang trọng
Độ dày và dai cao, khi in cho chất lượng hình ảnh đẹp
Name card, thiệp cưới, thiệp sinh nhật,..100 – 400 gsm
Mỹ thuậtNhiều chủng loại, màu sắc, hoa văn khác nhau nên có tính ứng dụng linh hoạt
Mang tính sáng tạo nghệ thuật, độc đáo, mới lạ
Định lượng mỏng: In thiệp cưới, bao thư,…
Định lượng dày: In name carde, túi giấy, hộp giấy,
Định lượng phổ biến: 180 – 250 gsm
Định lượng ít sử dụng: 280 – 350 gsm

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ thông tin về các loại giấy in phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, Win hy vọng bạn sẽ tìm được loại giấy phù hợp với ngân sách và nhu cầu sử dụng của mình.

Xem thêm:

Có bao nhiêu loại khổ giấy in ấn? Loại nào được sử dụng phổ biến nhất?
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]