Có bao nhiêu loại khổ giấy in ấn? Loại nào được sử dụng phổ biến nhất?

Sử dụng kích thước khổ giấy in theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp công đoạn thiết kế và in ấn đạt được hiệu quả cao hơn. Trong bài viết hôm nay, Win sẽ giúp bạn nắm rõ kích thước của từng khổ giấy cũng như ứng dụng trong thực tiễn.

Khổ giấy in

Tìm hiểu kích thước khổ giấy in làm gì?

Chọn loại giấy phù hợp: Nắm rõ kích thước khổ giấy sẽ giúp bạn biết được nên dùng loại giấy nào cho mỗi trường hợp. VD: in ấn văn phòng sẽ dùng giấy A4, in bản đồ, biểu đồ sẽ dùng giấy A3,…

– Chuẩn hóa kích thước: Kích thước khổ giấy đã được chuẩn hóa quốc tế nên sẽ đảm bảo tính tương thích và phù hợp ở mọi quốc gia.

– Thiết kế, sáng tạo: Mỗi loại kích thước khổ giấy sẽ có không gian sáng tạo nhất định, bạn có thể dựa vào điều này để cân nhắc và sắp xếp các thành phần trên trang.

– Tiết kiệm chi phí: Sử dụng đúng khổ giấy in sẽ giúp bạn tối ưu hóa không gian lưu trữ thông tin và tiết kiệm giấy, tài nguyên một cách đáng kể.

Tiêu chuẩn các khổ giấy trong in ấn

Khổ giấy in cỡ A

Có 5 loại khổ giấy in được dùng trong bản vẽ kỹ thuật bao gồm A0, A1, A2, A3, A4, trong đó thì khổ giấy A0 thường sử dụng chính trong vẽ kỹ thuật, để in bản đồ lớn, hay các biểu đồ có kích thước lớn bởi vì có kích thước chiều rộng và chiều dài lớn nhất tương ứng là 841mm và 1189mm.

Tiêu chuẩn kích thước khổ giấy in quốc tế được quy định bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc tế (ISO – International Organization for Standardization), trong đó phổ biến nhất là tiêu chuẩn EN ISO 216.

Theo tiêu chuẩn này, có hai loại giấy là A và B:

– Khổ A được sử dụng chủ yếu trong văn bản và tài liệu và kích thước được sắp xếp theo thứ tự từ A0 đến A10, trong đó A0 có kích thước lớn nhất là 841mm x 1189mm.

– Khổ B thường được sử dụng trong in ấn và công nghệ xử lý hình ảnh và kích thước cũng được sắp xếp theo thứ tự từ B0 đến B10, trong đó B0 có kích thước lớn nhất là 1000mm x 1414mm.

Tiêu chuẩn ISO 216 cũng quy định quy tắc chuyển đổi giữa các khổ giấy khác nhau trong chuỗi A và B.

VD: khổ giấy A4 (kích thước 210mm x 297mm) có thể chia thành hai tờ giấy A5 (kích thước 148mm x 210mm).

Nhờ tiêu chuẩn quốc tế này mà việc chuyển đổi và sử dụng giấy trở nên thuận tiện hơn.

Kích thước các khổ giấy trong in ấn

Đặc điểm khổ giấy in cỡ A

Khổ giấy in ấn cỡ A

Khổ giấy A là kích thước giấy được sử dụng phổ biến nhất trên toàn cầu. Kích thước chuẩn của khổ giấy này là kích thước của khổ giấy A0 – có diện tích 1 mét vuông và tỷ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc là 1:√2.

Một tờ giấy A0 có thể chia thành hai tờ A1 với kích thước là 841mm x 594mm. Tương tự, một tờ giấy A1 có thể chia thành hai tờ A2 và cứ thế cho đến A10.

Kích thước chuẩn của các khổ giấy in cỡ A là:

Khổ giấy in cỡ AKích thước (mm)
A0841 x 1189
A1594 x 841
A2420 x 594
A3297 x 420
A4210 x 297
A5148 x 210
A6105 x 148
A774 x 105
A852 x 74
A937 x 52
A1026 x 37

Ứng dụng cụ thể của từng khổ giấy là:

– A0: in bản vẽ kỹ thuật, bản đồ, biểu đồ,…

– A1: in ấn, vẽ tranh, dự án thiết kế kiến trúc, nghệ thuật,…

– A2, A3: in ấn quảng cáo, poster, tác phẩm nghệ thuật cỡ lớn,…

– A4: in tài liệu, báo cáo, biểu mẫu, hợp đồng và nhiều tài liệu khác.

– A5: in sách mỏng, sổ ghi chú, danh thiếp,…

– A6: sổ tay, nhật ký, tài liệu ghi chú,…

– A7: thẻ nhân viên, thẻ học sinh, thông báo nhỏ.

Đặc điểm khổ giấy in cỡ B

Khổ giấy in ấn cỡ B

Khổ giấy B là cũng làm một khổ giấy chuẩn được sử dụng trên toàn cầu. Khổ giấy này có 8 kích thước từ B0 đến B7, trong đó B0 có kích thước lớn nhất và B7 có kích thước nhỏ nhất.

Kích thước khổ giấy in B được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ:

Khổ giấy in cỡ BKích thước (mm)
B01000 x 1414
B1707 x 1000
B2500 x 707
B3353 x 500
B4250 x 353
B5176 x 250
B6125 x 176
B788 x 125

Đặc điểm khổ giấy in cỡ C

Khổ giấy in ấn cỡ C

Khổ giấy C ít được sử dụng hơn hai khổ giấy trên nhưng cũng được phân chia như khổ A và B:

Khổ giấy in cỡ CKích thước
C0917 x 1297
C1648 x 917
C2458 x 648
C3324 x 458
C4229 x 324
C5162 x 229
C6114 x 162
C781 x 114

Vai trò của kích thước khổ giấy in ấn

Hiểu rõ về kích thước khổ giấy sẽ mang lại những lợi ích như:

– Tiện dụng: Hầu hết máy in, photocopy hiện nay đều sử dụng khổ giấy chuẩn quốc tế nên việc thiết kế, in hộp giấy trên các khổ giấy này sẽ tiện lợi hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.

– Thực tiễn: Nếu như không có mục đích sử dụng đặc biệt thì các khách hàng đều lựa chọn kích thước khổ giấy in chuẩn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và chuẩn bị sẵn các khổ giấy theo tiêu chuẩn này nhé!

– Linh hoạt: Khổ chuẩn in chuẩn hóa có sự liên kết với nhau qua kích thước (khổ giấy A4 bằng một nửa A3 nhưng lại to gấp đôi A5). Nếu bạn hết giấy A5 thì có thể cắt đôi giấy A4 ra để thay thế.

– Có nhiều phần mềm hỗ trợ: những phần mềm thiết kế như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Word, Excel,… đều hỗ trợ in ấn dựa trên khổ giấy tiêu chuẩn quốc tế.

Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn cần biết về khổ giấy in ấn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần Win giải đáp thì hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé!

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 4.5]