Các loại mã vạch thông dụng và đặc điểm chi tiết từng loại

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mã vạch đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh doanh của chúng ta. Vậy mã vạch là gì? Các loại mã vạch thông dụng nhất hiện? Đặc điểm và ứng dụng cụ thể của từng loại?<

Mã vạch là gì?

Mã vạch (barcode) là một dạng dữ liệu được thể hiện bằng một chuỗi các dấu vạch và khoảng trống có kích thước khác nhau. Thông tin được mã hóa trong mã vạch có thể là số, chữ cái hoặc ký tự đặc biệt và được đọc bởi các thiết bị quét chuyên dụng.<

Mã vạch đóng vai trò như một “chứng minh thư” cho sản phẩm, cung cấp thông tin chi tiết về nguồn gốc, nhà sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng,…<

Theo thống kê của GS1 (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn mã vạch) mỗi ngày có hơn 6 tỷ sản phẩm được quét mã vạch trên toàn cầu. Tại Việt Nam, mã vạch cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, sản xuất, logistics, y tế, giáo dục,…<

Các loại mã vạch thông dụng hiện nay bao gồm 2 loại là 1D và 2D.<

Các loại mã vạch thông dụng hiện nay
Các loại mã vạch thông dụng hiện nay

Các loại mã vạch 1D thông dụng

Mã vạch 1D (mã vạch tuyến tính) là loại mã vạch được mã hóa theo chiều ngang, dữ liệu được thể hiện bằng các đường kẻ và khoảng trống xen kẽ với độ rộng khác nhau. Đây là loại mã vạch phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề.<

Mã UPC (Universal Product Code)

Mã UPC bao gồm 12 chữ số và được chia thành ba phần chính:<

  • Mã nhà sản xuất<
  • Mã sản phẩm<
  • Mã số kiểm tra.<

Mã UPC phổ biến ở Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia khác. Các biến thể khác của mã UPC bao gồm UPC-A (chuẩn), UPC-E (rút gọn), UPC-2 và UPC-5 (bổ sung).<

Mã EAN (European Article Number)

Mã EAN có hai phiên bản là mã EAN-13 (13 chữ số) và mã EAN-8 (8 chữ số) dạng rút gọn. Mã EAN phổ biến toàn cầu, đặc biệt là ở châu u.<

Mã Code 39

Mã Code 39 không có chiều dài cố định, có thể mã hóa được chữ hoa, số và một số ký tự đặc biệt (khoảng 43 ký tự). Mã này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực bán lẻ, công nghiệp và dịch vụ bưu chính.<

Ưu điểm của mã Code 39 là đơn giản và dễ sử dụng nhưng mật độ mã hóa khá thấp.<

Mã vạch 93

Mã vạch 93 có cơ chế hoạt động dựa trên mã Code 39 nhưng ngắn hơn và có khả năng mã hóa toàn bộ ký tự ASCII. Ứng dụng của mã vạch 93 tương tự như mã vạch Code 39 nhưng ít phổ biến hơn.<

Mã Code 128

Mã Code 128 có khả năng mã hóa toàn bộ 128 ký tự ASCII (chữ cái, số, ký tự đặc biệt). Các biến thể thông dụng của mã này bao gồm Code 128A, 128B, 128C và 128 Auto, tùy thuộc vào bộ ký tự sử dụng.<

Mã Code 128 thường được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực vận chuyển, logistics và kho bãi.<

Mã ITF (Interleaved 2 of 5)

Mã ITF có thể mã hóa 14 chữ số (luôn là số chẵn) và cho phép thay đổi độ dài, chịu được hư hại và đọc được ngay cả khi bị mờ hoặc trầy xước. Mã này được sử dụng chủ yếu cho bao bì carton và vận chuyển hàng hóa.<

Mã Codabar

Mã Codabar có thể mã hóa tối đa 16 ký tự khác nhau (chữ số và một số ký tự đặc biệt). Mã này được thường dùng trong thư viện, bệnh viện, dịch vụ chuyển phát nhanh,…<

Mã vạch MSI Plessey

Mã MSI Plessey chỉ mã hóa các chữ số từ 0 đến 9 nên thường được sử dụng trong kiểm soát hàng tồn kho và gắn nhãn kệ hàng.<

Mã vạch 1D và 2D
Mã vạch 1D và 2D

Mã vạch 2D

QR Code (Quick Response Code)

Mã QR Code là một mã vạch hình vuông với các ô vuông nhỏ đen trắng và ba ô vuông lớn ở các góc để định vị. QR code có khả năng lưu trữ tới 7089 chữ số hoặc 4296 ký tự, người dùng có thể quét mã bằng điện thoại thông minh để đọc thông tin.<

Ngoài ra, mã QR Code còn có khả năng sửa lỗi cao, vẫn đọc được khi bị hỏng một phần nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.<

Data Matrix

Mã Data Matrix có dạng hình vuông với các ô vuông đen trắng, dùng để mã hóa chữ, số và ký tự đặc biệt, tối đa 2335 ký tự.<

Data Matrix có kích thước nhỏ gọn và mật độ lưu trữ cao, thích hợp cho lĩnh vực công nghiệp, đánh dấu linh kiện điện tử, thiết bị y tế và quản lý tài sản.<

PDF417

Mã PDF417 có dạng hình chữ nhật với các hàng xếp chồng chứa các thanh và khoảng trống, có thể lưu trữ tới 1.1 kB dữ liệu, tối đa 1850 ký tự. Mã này thường được ứng dụng trên vé máy bay, giấy phép lái xe, tem bưu chính và quản lý kho hàng,… nhờ khả năng lưu trữ lớn và tính linh hoạt cao.<

Hiểu rõ các đặc điểm và ưu điểm của từng loại mã vạch sẽ giúp bạn chọn giải pháp phù hợp, tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả hoạt động.<

Aztec Code

Mã Aztec code có hình dạng vuông với tâm là hình tròn hoặc chữ nhật, lưu trữ tối đa 3.832 ký tự, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, vận tải và du lịch.<

Mỗi loại mã vạch mang lại những lợi ích riêng, giúp tối ưu hóa quy trình quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.<

Ứng dụng thực tế của mã vạch

Trong bán lẻ

Mã vạch được sử dụng để quản lý hàng tồn kho, giúp theo dõi số lượng sản phẩm trong kho một cách chính xác. Ngoài ra, mã vạch còn hỗ trợ quá trình thanh toán nhanh chóng và triển khai các chương trình khuyến mãi hiệu quả.<

Logistics

Mã vạch giúp theo dõi vận chuyển hàng hóa, từ kho bãi đến điểm giao hàng cuối cùng. Chúng cũng hỗ trợ quản lý kho bãi, đảm bảo việc lưu trữ và lấy hàng hóa diễn ra thuận lợi.<

Sản xuất

Trong lĩnh vực sản xuất, mã vạch được sử dụng để kiểm soát chất lượng sản phẩm. Các loại mã QR code được ứng dụng làm tem truy xuất nguồn gốc và tem chống hàng giả, đảm bảo tính xác thực và an toàn của sản phẩm.<

Y tế

Mã vạch đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh án và thông tin thuốc, giúp các cơ sở y tế theo dõi tình trạng bệnh nhân và quản lý dược phẩm một cách hiệu quả và an toàn.<

Lợi ích của việc sử dụng mã vạch

Lợi ích của việc sử dụng mã vạch
Lợi ích của việc sử dụng mã vạch

Tăng hiệu quả hoạt động và giảm sai sót

Mã vạch giúp tự động hóa việc quản lý hàng tồn kho, theo dõi hàng hóa nhập/xuất kho nhanh chóng và chính xác. Điều này giảm thiểu tình trạng hết hàng hoặc dư thừa, đồng thời tối ưu quy trình sản xuất bằng cách theo dõi từng công đoạn, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng.<

Ví dụ: Một siêu thị lớn sử dụng mã vạch để quản lý hàng nghìn sản phẩm, dễ dàng biết được sản phẩm nào đang bán chạy, cần nhập thêm, hoặc sắp hết hạn sử dụng.<

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Quét mã vạch giúp tự động cập nhật thông tin đơn hàng, giảm thời gian xử lý và giao hàng, đồng thời giảm chi phí nhân công bằng cách tự động hóa quy trình thủ công. Ngoài ra, mã vạch chứa nhiều thông tin hơn so với nhãn truyền thống, tiết kiệm chi phí in ấn và giấy tờ.<

Ví dụ: Một công ty vận chuyển sử dụng mã vạch để theo dõi gói hàng, giảm thiểu thời gian tìm kiếm và xử lý gói hàng thất lạc, từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ.<

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Quét mã vạch giúp khách hàng xem nhanh thông tin chi tiết về sản phẩm như thành phần, nguồn gốc, hướng dẫn sử dụng,… từ đó đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, mã vạch cũng được sử dụng để triển khai chương trình khuyến mãi và giảm giá, thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.<

Ví dụ: Một cửa hàng thời trang sử dụng mã QR để khách hàng quét và xem thông tin về sản phẩm cũng như tích hợp các chương trình khuyến mãi đang diễn ra, giúp trải nghiệm mua sắm thú vị và tiện lợi hơn.<

Lời kết

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, mã vạch ngày càng trở nên thông minh và đa năng hơn. Đặc biệt các loại mã vạch 2D như QR Code đã mở ra những cơ hội mới trong việc kết nối người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ và thông tin.<

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, áp dụng các loại mã vạch thông dụng cho sản phẩm không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.<

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa sử dụng mã vạch, đây chính là thời điểm để bắt đầu. Hãy tìm hiểu và lựa chọn loại mã vạch phù hợp với nhu cầu của mình để trải nghiệm những lợi ích vượt trội mà loại mã này mang lại.<

Xem thêm nội dung liên quan

Cách check nước hoa chính hãng thật giả

Cách check mã vạch hàng thật chính hãng