Tìm hiểu về tiêu chuẩn GAP là gì?

Nhằm nâng cao chất lượng đời sống con người cũng như giúp người sản xuất hoàn thiện hơn trong sản xuất thực phẩm, đồng thời cũng giúp cho xã hội phát triển hơn. Các tổ chức thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn GAP vào quá trình sản xuất thực phẩm để đạt được mục trên, vậy tiêu chuẩn GAP là gì và những lợi ích mà nó mang lại là gì?

Tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices)
Tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices)

I. Tìm hiểu chung về tiêu chuẩn GAP

1. Khái niệm tiêu chuẩn GAP là gì?

GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices, nghĩa là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Là những phương pháp cụ thể được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc chế biến an toàn và hợp vệ sinh.

Tiêu chuẩn GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm… Nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo an toàn cho thực phẩm, người sản xuất, môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Xem thêm: Tiêu chuẩn VietGAP là gì?

2. Nguồn gốc ra đời của GAP

Khái niệm GAP được ra đời từ năm 1997, theo sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group). Nhằm để giải quyết mối quan hệ bình đẳng cũng như trách nhiệm cần thực hiện, giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ.

Từ ngày 7/9/2007, hệ thống EurepGAP của Châu Âu được nâng lên thành GLOBALGAP. Là tiêu chuẩn quy trình sản xuất của tổ chức, doanh nghiệp làm ra sản phẩm được áp dụng cho rau, cây ăn quả, động vật, gia súc, thủy sản. Chứng chỉ đó bao trùm một chuỗi quy trình sản xuất xuyên suốt từ tìm nguồn giống, gieo hạt giống cho đến khi thành phẩm, đưa sản phẩm ra khỏi nông trại và được lưu thông trên thị trường.

mô hình chăm sóc nông sản

 Các tiêu chuẩn chung của GAP là:

– An toàn thực phẩm

– An toàn cho môi trường

– Sức khỏe và an sinh xã hội

– Sự an toàn của người lao động

– Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm

Xem thêm: Truy xuất nguồn gốc nông sản

3. Mục tiêu, ý nghĩa của tiêu chuẩn GAP

Tiêu chuẩn GAP được sử dụng như một tập hợp các nguyên tắc áp dụng cho các quá trình sản xuất nông nghiệp và sau sản xuất. Nhằm tạo ra thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp an toàn và hợp vệ sinh, đồng thời mang tính bền vững và lâu dài về kinh tế, xã hội và môi trường.

Thực phẩm

GAP có thể được áp dụng cho một loạt các hệ thống canh tác ở các quy mô khác nhau, chúng được áp dụng thông qua các phương pháp nông nghiệp bền vững. GAP đòi hỏi phải duy trì một cơ sở dữ liệu chung về kỹ thuật sản xuất, tích hợp cho từng vùng sinh thái nông nghiệp lớn. Do đó để thu thập, phân tích và phổ biến thông tin về thực hành tốt trong những bối cảnh địa lý có liên quan.

Hiện nay tiêu chuẩn GAP rất phổ biến và được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, qua đó nhiều quy chuẩn GAP phù hợp với từng khu vực cũng được đưa ra như JGAP của Nhật Bản, ChinaGAP của Trung Quốc, IndonGAP của Indonesia, VFGAP của Singapore, ThaiGAP của Thái Lan, ASEANGAP của khu vực Asean, EurepGAP của Hiệp hội các nhà buôn bán lẻ thuộc Liên minh Châu Âu…

Xem thêm: Giấy chứng nhận ISO (9000, 14000, 22000…)

4. Những yêu cầu chính để thực hiện tiêu chuẩn GAP

Quy trình sản xuất và phân phối
Quy trình sản xuất và phân phối

– Các sản phẩm được sản xuất và lưu hành phải được đăng ký nơi sản xuất rõ ràng.

– Cơ sở sản xuất phải xây dựng được hệ thống kỹ thuật và quản lý sản xuất hoàn chỉnh trong mọi giai đoạn.

– Quy trình sản xuất, bón phân, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp.

– Quản lý chặt chẽ kho thuốc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản.

– Hồ sơ sản xuất trước và sau thu hoạch phải được ghi chép, lưu trữ hồ sơ đầy đủ để có thể truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Xem thêm: Giấy chứng nhận HACCP

II. Thực hiện theo tiêu chuẩn GAP mang lại lợi ích gì?

– Sản phẩm nông nghiệp được tạo ra theo tiêu chuẩn G.A.P luôn đảm bảo an toàn và chất lượng cao.

– Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cho môi trường sống của con người được tốt hơn.

– Ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân, đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất.

– Người tiêu dùng được sử dụng những loại thực phẩm tốt, chính hãng đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

– Những sản phẩm có chứng nhận tiêu chuẩn G.A.P được chấp nhận trên toàn thế giới kể cả những thị trường khó tính nhất như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…

– Các sản phẩm của thương hiệu sản xuất theo tiêu chuẩn G.A.P được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn nhiều hơn.

III. Kết luận

Việt Nam là nước nông nghiệp và đang trong quá trình hội nhập quốc tế, rất nhiều mặt hàng từ khắp các nước trên thế giới xuất được nhập khẩu vào nước ta trong đó có các sản phẩm nông nghiệp. Điều này cho thấy sức cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất lớn, do vậy nếu không tạo ra sản phẩm thực sự an toàn và đảm bảo chất lượng cao thì nông sản của nước ta sẽ không thể nào cạnh tranh lại được.

Nông sản nước ta muốn tiến vào các thị trường quốc tế cũng phải đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực của thị trường đó. Vì thế sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn GAP là điều cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi đây không chỉ là yêu cầu của thị trường, mà còn là chìa khóa vàng để tiêu thụ sản phẩm trong nước và vươn ra các thị trường quốc tế.

Tìm hiểu thêm: Đơn vị in tem truy xuất nguồn gốc uy tín WIN

Để được tư vấn miễn phí các giải pháp và đặt in Tem chống hàng giả, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với WIN.

Bộ phận kinh doanh WIN  sẽ phản hồi và giải đáp thắc mắc, yêu cầu của Quý Doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.

    Gửi yêu cầu tư vấn đến WIN

    Click to rate this post!
    [Total: 0 Average: 0]