Giấy chứng nhận HACCP cho sản phẩm là một trong các thủ tục hàng đầu giúp sản phẩm của doanh nghiệp được pháp luật thông qua để góp mặt trên thị trường hiện tại. HACCP được viết tắt từ Hazard Analysis and Critical Control Point System, được định nghĩa là Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát các điểm tới hạn đối với sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực về thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và sản xuất tốt trong ngành thực phẩm.
I. Ưu điểm khi doanh nghiệp sở hữu giấy chứng nhận HACCP
Với giấy chứng nhận HACCP thì uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng sẽ được nâng cao, đem lại khả năng cạnh tranh nhờ mức độ tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm được củng cố và định vị rõ ràng. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đã được cấp phép HACCP thì còn góp phần giảm thiểu chi phí gắn liền với các rủi ro (bất chợt) đối với trường hợp thu hồi sản phẩm, bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Ngoài ra, giấy phép HACCP như một lá phiếu bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí tái chế và hủy sản phẩm nhờ cơ chế ngăn ngừa phát hiện các nguy cơ về an toàn thực phẩm được quy định.
Quản lý rủi ro với HACCP giúp doanh nghiệp chủ động đề phòng và hạn chế rủi ro khi kinh doanh, dễ giải quyết các thủ tục bảo hiểm về tổn thất và bồi thường trong kinh doanh, là nền tảng để được chứng nhận, công nhận và thừa nhận trong sản xuất, thương mại.
II. Đối tượng nên đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi kinh doanh những lĩnh vực dưới đây nên đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP để bảo đảm lợi ích cho thương hiệu và sản phẩm của mình:
– Các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi.
– Các cơ sở sơ chế, chế biến thủy, hải sản.
– Các cơ sở sản xuất thức uống đóng chai, đóng lon, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp.
– Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm: nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, thực phẩm lưu động.
– Các dịch vụ hỗ trợ như: lưu trữ và phân phối thực phẩm; cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, hoặc dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói cũng cần đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP.
III. Quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP
Các thủ tục, văn bản pháp lý thường chiếm nhiều thời gian của doanh nghiệp, một số trường hợp chỉ vì chậm trễ hoặc không nắm rõ các quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP nên doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Do đó, WIN với vai trò là bên thứ 3, am hiểu về luật và sẽ hỗ trợ tư vấn chi tiết cũng như giúp đỡ doanh nghiệp rút ngắn thời gian cấp phép, xúc tiến hoạt động kinh doanh dễ dàng nhất. Tham khảo các bước đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP dưới đây:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin sơ bộ doanh nghiệp
Bước 2: Kiểm tra chứng nhận doanh nghiệp
Bước 3: Trình HACCP tài liệu doanh nghiệp cho cơ quan chứng nhận.
Bước 4: Kiểm tra thực địa, đánh giá tài liệu.
Bước 5: Cấp chứng nhận HACCP.
Bước 6: Duy trì chứng nhận
Lưu ý: Giấy chứng nhận HACCP chỉ có hiệu lực 3 năm ( giám sát định kì 6th/1 lần) nên doanh nghiệp cần chú ý thời hạn này để kịp thời gia hạn hoặc làm mới văn bản để duy trì hoạt động kinh doanh thuận lợi và bảo vệ được doanh nghiệp khỏi những rủi ro về sản phẩm khi lưu hành trên thị trường.
Những thông tin cung cấp kiến thức về đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP được WIN chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp làm rõ những thắc mắc liên quan. Các nhu cầu về đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP, hoặc các văn bản pháp lý khác nhằm phục vụ kinh doanh thương mại, bạn có thể liên hệ với WIN để được tư vấn chính xác nhất.
Để được tư vấn miễn phí các giải pháp và đặt in Tem chống hàng giả, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với WIN.
Bộ phận kinh doanh WIN sẽ phản hồi và giải đáp thắc mắc, yêu cầu của Quý Doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.
- Điện thoại: 0283 6366 999 – Hotline: 0933 760 246
- Email: lienhe@wwin.vn – kinhdoanh@wwin.vn
- Website: https://wwin.vn