Chuỗi cung ứng thực phẩm là gì?

Chất lượng thực phẩm của nông sản nói chung và thực phẩm nói riêng luôn là mối quan tâm của toàn thế giới, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người. Chuỗi cung ứng thực phẩm ra đời đã giúp ích rất nhiều cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, bởi họ có thể biết được nguồn gốc chi tiết của sản phẩm.

I. Khái niệm chuỗi cung ứng thực phẩm là gì

Chuỗi cung ứng thực phẩm là gì?
Chuỗi cung ứng thực phẩm là gì?

Chuỗi cung ứng thực phẩm là một hệ thống bao gồm tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan đến quá trình chuyển đổi thực phẩm từ trang trại nuôi trồng cho đến bàn ăn của con người.

II. Tại sao nên tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm?

Trước thực trạng ô nhiễm thực phẩm như hiện nay, người tiêu dùng luôn có nhu cầu tìm kiếm những nguồn thực phẩm sạch, an toàn. Chính phủ cũng như những nhà khoa học, giới nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm những giải pháp cho vấn đề này. Bởi hàng nông sản, hay thực phẩm vốn là một thách thức lớn đối với việc quản lý chất lượng.

Quy trình chuỗi cung ứng nông sản - thực phẩm
Quy trình chuỗi cung ứng nông sản – thực phẩm

Việc doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng ngành thực phẩm sẽ đảm bảo mang đến cho khách hàng nguồn thực phẩm như mong muốn. Tất cả những đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng ngành thực phẩm sẽ tạo ra một hệ thống chặt chẽ, hướng đến việc tạo ra giá trị thực cho khách hàng. Đồng thời tất cả những bộ phận trong chuỗi cung ứng đều nhận được thành công như mong muốn.

Xem thêm:

Tiêu chuẩn GAP là gì?

Tiêu chuẩn Vietgap là gì?

Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?

Do vậy chuỗi cung ứng ngành thực phẩm ra đời nhằm hướng đến việc xây dựng và phát triển nguồn thực phẩm sạch. Cho đến đến thời điểm hiện tại, chuỗi cung ứng thực phẩm được xem là phương pháp tiên tiến, hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu đưa thực phẩm an toàn đến tận bàn ăn.

III. Các dạng chuỗi cung ứng ngành thực phẩm cơ bản

Mặt hàng thực phẩm có yêu cầu cao về độ tươi mới và tính an toàn vệ sinh, dễ bị hỏng trong điều kiện tự nhiên và chu kỳ sống của sản phẩm rất ngắn. Do đó, các biện pháp kỹ thuật để duy trì số lượng, chất lượng rất tốn kém về chi phí và các nguồn lực khác.

Do sản xuất nông nghiệp có tính phân tán, quy mô nhỏ nên các thành viên đầu chuỗi thường là nhà sản xuất nhỏ, vốn ít, trình độ kinh doanh thấp, hạn chế tiếp cận với công nghệ hiện đại. Do đó cần lựa chọn các cấu trúc quản lý chuỗi cung ứng phù hợp để thích nghi.

Xem thêm: Các tiêu chuẩn về thực phẩm sạch bạn cần nên biết!

Gồm những sản phẩm thô đã bị thay đổi trạng thái tự nhiên ban đầu thành mặt hàng thực phẩm phù hợp với yêu cầu tiêu dùng. Các sản phẩm thô được tinh chế ở các mức độ khác nhau với các kỹ thuật như: đông lạnh, đóng hộp, nướng, sấy khô và thanh trùng. Công nghệ này giúp thực phẩm thể bảo quản được lâu và có giá trị gia tăng cao hơn khi tới tay người tiêu dùng.

1. Chuỗi cung ứng thực phẩm tổng hợp và chuyên biệt

Nông sản

Chuỗi cung ứng thực phẩm tổng hợp có khả năng cùng lúc cung ứng nhiều loại mặt hàng thực phẩm. Các chuỗi cung ứng này thường thuộc về các nhà bán lẻ tổng hợp và hỗn hợp, với các mức độ đa dạng khác nhau. Thông thường họ sẽ chú ý tới mặt hàng thực phẩm chế biến và đóng hộp nhiều hơn.

Chuỗi cung ngành ứng thực phẩm chuyên biệt cung cấp một nhóm các mặt hàng thực phẩm có yêu cầu đặc biệt trong cung ứng. Với các mặt hàng đòi hỏi các điều kiện logistics và bảo quản chuyên biệt như: rau hoa quả, thịt và thủy hải sản tươi.

2. Chuỗi thực phẩm ngắn và chuỗi thực phẩm dài

Chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn thường phổ biến ở các nước phát triển, giúp cải tạo môi trường, hỗ trợ nông dân, gia tăng hiệu quả quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và duy trì sức khỏe người tiêu dùng.

Chuỗi thực phẩm dài phục vụ thị trường ở các khu vực và các quốc gia khác nhau, chuỗi này bao gồm cả các sản phẩm tươi sống và chế biến. Do chuỗi dài nên cấu trúc thường phức tạp, khả năng quản lý chuỗi khó khăn hơn, bị tác động lớn bởi các quy định pháp luật về kinh doanh thực phẩm tại thị trường các nước.

3. Chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín

Rau củ

Chuỗi cung ứng thực phẩm này chú trọng tới hiệu quả của chuỗi giá trị thực phẩm trong mọi khâu sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu dùng. Yêu cầu giám sát và truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, đòi hỏi đầu tư lớn vào các khâu chế biến thực phẩm khép kín. Cấu trúc 3F thì đòi hỏi đầu tư rộng hơn vào quy trình quản lý khép kín từ lúc gia súc được sinh ra, nuôi dưỡng cho đến khi được vận chuyển, giết mổ và chế biến.

Các chuỗi này đều có chung nguyên tắc quản lý khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng, nhằm tạo ra hệ thống cung ứng thực phẩm sạch. Tuy nhiên công thức từ trang trại đến bàn ăn mang tính phòng thủ nhiều hơn, còn công thức 3F mang tính chủ động. Cả hai cấu trúc này đều yêu cầu vốn, quy mô đầu tư và khả năng quản lý bao quát, thâm nhập đa ngành nên chỉ một số doanh nghiệp lớn mới có thể đáp ứng được.

IV. Kết luận

Với các dạng chuỗi cung ứng thực phẩm cơ bản trên, các doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn quan trọng, sao cho phù hợp với quy mô kinh doanh của mình. Làm sao để vừa tạo được sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng mà lại có được nguồn doanh thu cao và sự tin tưởng của người mua.

Tìm thêm về tem truy xuất nguồn gốc xác thực nguồn gốc thực phẩm

Để được tư vấn miễn phí các giải pháp và đặt in Tem chống hàng giả, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với WIN.

Bộ phận kinh doanh WIN  sẽ phản hồi và giải đáp thắc mắc, yêu cầu của Quý Doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.

    Gửi yêu cầu tư vấn đến WIN

    Click to rate this post!
    [Total: 1 Average: 5]