Chuỗi cung ứng thủy sản là gì?

Nước ta có lợi thế về các vùng biển và sông nước dày đặc, vì vậy việc nuôi trồng và phát triển ngành thủy sản là rất thuận lợi. Trong nhiều năm nay chuỗi cung ứng thủy sản được áp dụng và đẩy mạnh, tạo cho ngành hàng này có nhiều chuyển biến tốt. Cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt và kim ngạch xuất khẩu tăng cao.

I. Chuỗi cung ứng thủy sản là gì

Chuỗi cung ứng thủy sản là một hệ thống bao gồm tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan đến quá trình chuyển đổi thủy sản. Quá trình này bao gồm một hành trình dài từ trang trại nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, phân phối cho đến khi được bán ra thị trường và lên tới bàn ăn của con người.

Chuỗi cung ứng thủy sản là gì?
Chuỗi cung ứng thủy sản là gì?

 

II. Tình hình thủy sản hiện nay tại Việt Nam

Ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong việc cung ứng thực phẩm cho người dân cả nước, đồng thời là vũ khí lợi hại trong việc cân bằng cán cân thương mại xuất nhập khẩu. Do vậy Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc duy trì sự phát triển bền vững của ngành thủy sản, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản.

Tuy nhiên thị trường thủy sản đến nay hoạt động vẫn chưa theo một hệ thống thống nhất, giá sản phẩm không ổn định. Quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm không gây được sự tin tưởng cho nhiều thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính. Bởi trong những năm gần đây số lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị trả về khá nhiều.

Do vậy các cơ quan quản lý phải có những biện pháp khắc phục để hạn chế tình hình này. Trong đó có việc áp dụng chuỗi cung ứng thủy sản và sử dụng các loại tem truy xuất nguồn gốc qr code hoặc sms hay tem chống giả để dán vào các sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Chuỗi cung ứng thủy sản là mối liên kết giữa ngư dân khai thác thủy sản và các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Các sản phẩm thủy sản của ngư dân đánh bắt được đều được các chủ vựa thu mua ngay từ khi vào bờ, theo phương thức thỏa thuận miệng và bán xô.

Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp chế biến hải sản thu mua thủy sản từ những trang trại nuôi chuyên nghiệp. Để đảm bảo số lượng thủy sản cho việc chế biến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản tại các thị trường trên thế giới.

Xem thêm: Quy trình truy xuất nguồn gốc thủy sản

III. Các hoạt động của chuỗi cung ứng thủy sản

Mô hình chuỗi cung ứng thủy sản

 

1. Con giống

Con giống là khâu quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình nuôi và chất lượng của thủy sản thành phẩm khi xuất khẩu. Chất lượng con giống của người nuôi phụ thuộc rất nhiều vào nguồn con giống được lưu thông trên thị trường.

2. Thức ăn

Chi phí thức ăn trong khâu nuôi thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao, người nuôi thường phải mua thức ăn, thuốc hóa chất và các yếu tố đầu vào khác. Đảm bảo lượng thủy sản thu hoạch phải chất lượng, khỏe mạnh và không vượt quá lượng nhiễm các chất độc hại theo quy định.

3. Thu hoạch

Thu hoạch thủy sản để bán là khâu cuối cùng trong quá trình nuôi của các hộ gia đình đều do doanh nghiệp chế biến, người thu mua thực hiện. Các hộ nuôi không thể tự thu hoạch được vì doanh nghiệp chế biến, người thu mua trung gian không cho phép thực hiện. Doanh nghiệp có đủ phương tiện kỹ thuật và đội ngũ đánh bắt chuyên nghiệp để hạn chế tổn thất.

4. Chế biến

Các loại thủy sản sau khi được thu hoạch sẽ được đem đi chế biến, sản xuất thành phẩm và tung ra thị trường để phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên các thành phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường và đối tác nhập khẩu mới có thể được lưu thông. Các chứng nhận về tiêu chuẩn này trong toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản cũng góp phần nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là thủy sản xuất khẩu.

5. Phân phối và xuất khẩu

Các hoạt động phục vụ phân phối và xuất khẩu thủy sản tại các doanh nghiệp đều được thực hiện đúng quy định của các thị trường xuất khẩu. Quy trình vận chuyển và xuất khẩu được thực hiện nhờ sự hỗ trợ bởi các công ty giao nhận uy tín.

IV. Làm sao để nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng thủy sản?

Thủy sản

 

– Tăng cường hợp tác và liên kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học và người nuôi trồng thủy sản để đảm bảo ổn định nguồn nguyên vật liệu.

– Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh trên toàn bộ chuỗi cung ứng từ con giống, thức ăn, chăn nuôi, chế biến và xuất khẩu.

– Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về chủ trương, kinh phí, kỹ thuật và sự chủ động của doanh nghiệp.

– Đa dạng hóa sản phẩm là điều kiện để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào các thị trường xuất khẩu và kinh doanh bền vững.

– Cần phải có các giải pháp cụ thể để ứng phó với sự thay đổi của thị trường như quy định của Liên minh châu u, cũng như các thị trường khác.

– Tăng cường kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm trên cơ sở chủ động sẽ hạn chế được sự thay đổi các quy định đến hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản.

– Nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu. Hỗ trợ kinh phí đảm bảo các hoạt động của các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản.

Để được tư vấn miễn phí các giải pháp và đặt in Tem chống hàng giả, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với WIN.

Bộ phận kinh doanh WIN  sẽ phản hồi và giải đáp thắc mắc, yêu cầu của Quý Doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.

    Gửi yêu cầu tư vấn đến WIN

    Click to rate this post!
    [Total: 1 Average: 5]